Giờ học của sinh viên khoa quản trị kinh doanh truong dai hoc quoc te (ĐHQG TP.HCM)
Bằng cấp quốc tế
"Chuyên trị” các chương trình quốc tế phải kể đến Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM). Ngoài năm ngành đào tạo do trường cấp bằng, hầu hết các ngành được tuyển sinh trong năm 2008 của truong dai hoc quoc te đều thuộc chương trình liên kết với các trường ĐH nước ngoài và do các trường đó cấp bằng.
Trong đó, chương trình liên kết cấp bằng của Trường ĐH Nottingham và ĐH West England (Anh) sẽ tuyển sinh các ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học và điện tử viễn thông. Chương trình liên kết cấp bằng của Trường ĐH Auckland (New Zealand) tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh. Chương trình liên kết cấp bằng của Trường ĐH New South Wales (Úc) tuyển sinh ba ngành công nghệ điện - điện tử, công nghệ viễn thông và công nghệ máy tính. Một chương trình liên kết khác với Rutgers (New Jersey, Mỹ) sẽ tuyển sinh các ngành: điện - điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật công nghiệp hệ thống.
Một thành viên khác của ĐHQG TP.HCM là Trường ĐH Bách khoa cũng tuyển sinh khá nhiều lớp ĐH thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế với trường ĐH của Úc, Nhật và một số nước khác các ngành: công nghệ thông tin, địa chất - dầu khí, xây dựng dân dụng và công nghiệp, quản lý xây dựng, cảng và công trình biển, cơ học đất và nền móng... Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) tuyển 50 thí sinh khối A vào chương trình liên kết đào tạo 2+2 với ĐH Canberra (Úc) ngành công nghệ thông tin. Tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng của ĐH Canberra.
Để theo học các chương trình này, ngoài việc dự thi tuyển sinh bình thường, thí sinh còn phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Sinh viên trúng tuyển phải có điểm TOEFL từ 450 trở lên (TOEFL quốc tế) hoặc chứng chỉ tương đương. Học phí cũng không như ở các trường bình thường khác. Đối với chương trình do Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cấp bằng, học phí khoảng 1.500 USD/năm. Riêng các chương trình liên kết, học phí hai năm đầu tại VN là 2.500-3.000 USD/năm. Học phí các trường liên kết tại nước ngoài dự kiến: học tại Trường ĐH Nottingham ở Anh: 7.500 bảng Anh/năm, Trường ĐH Nottingham tại Malaysia: 4.000 bảng Anh/năm, ĐH West England: 7.000 bảng Anh/năm, ĐH Auckland: 11.000 USD/năm, ĐH New South Wales: 23.000 AUD/năm, học tại Rutgers: 18.000 USD/năm.
Trung tâm Đào tạo quốc tế (ĐHQG TP.HCM) tuyển sinh chương trình hợp tác đào tạo chuyển tiếp (2+2) tại các trường ĐH Mỹ và Úc. Tổng chỉ tiêu là 120 sinh viên cho hai nhóm ngành công nghệ thông tin và kinh doanh quản lý.
Điều kiện xét tuyển có vẻ "dễ thở" hơn khi chỉ yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp THPT (điểm trung bình ba năm THPT =6,5), tham gia kỳ thi tiếng Anh (nếu chưa có bằng TOEFL =500 hoặc IELTS =5,5). Học phí khoảng 3.000 USD/năm cho giai đoạn 1 tại ĐHQG TP.HCM và 10.500 USD/năm cho giai đoạn 2 tại ĐH Mỹ. Bằng tốt nghiệp do các trường ĐH Mỹ cấp.
Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thí sinh cũng có thể đến với chương trình liên kết đào tạo với ĐH Victoria (New Zealand) và ĐH Công nghệ Curtin (Úc). Đây là các chương trình hai giai đoạn, giúp sinh viên lấy bằng cử nhân của ĐH Victoria và Curtin sau khi hoàn tất chương trình. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng tuyển sinh rất nhiều chương trình liên kết khác nhau với các trường ĐH của Mỹ, Úc, Canada…
Đa dạng chương trình
Ở phía Bắc, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) liên kết với ĐH Troy (Mỹ) tuyển sinh đào tạo cử nhân ngành khoa học máy tính; liên kết với ĐH New South Wales (Úc) tuyển sinh đào tạo liên thông cử nhân ngành kỹ nghệ máy tính, kỹ nghệ điện, kỹ nghệ viễn thông và kỹ nghệ cơ điện tử.
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh đào tạo 500 sinh viên ĐH ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, cơ khí, công nghệ hóa học, quản trị kinh doanh, thương mại và quản trị… trong khuôn khổ hợp tác giữa trường với các trường ĐH của Đức, Nhật, Pháp, Nga, Úc, New Zealand, Mỹ... Sau 2-3 năm, những SV đủ điều kiện sẽ được chọn đi học ở trường đối tác để nhận bằng cử nhân hoặc kỹ sư. Số còn lại tiếp tục học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để nhận bằng tốt nghiệp của trường đối tác hoặc của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và chứng chỉ của trường đối tác.
Đối tượng dự tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT trong cả nước, tổ chức thi vào ngày 13 và 14-9-2008. Những thí sinh đạt điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong kỳ thi tuyển sinh 2008 khối A sẽ được tuyển thẳng vào chương trình.
Năm 2008, Trường ĐH Giao thông vận tải sẽ tuyển sinh lớp đào tạo ĐH theo chương trình tiên tiến liên kết với ĐH Leeds (Anh). Ngoài ra còn có Trường ĐH Hà Nội sẽ tuyển sinh chương trình du học tại chỗ với ĐH Tổng hợp La Trobe (Úc), tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh và marketing, bao gồm 200 chỉ tiêu, xét tuyển theo qui định.
Theo học chương trình này, sinh viên sẽ được học một năm dự bị tiếng Anh, ba học kỳ cao đẳng (diploma) lấy bằng cao đẳng. Nếu đạt yêu cầu, sinh viên được chuyển tiếp lên học ĐH thêm bốn học kỳ. Sinh viên có thể lựa chọn học toàn bộ thời gian tại VN hoặc một hay nhiều kỳ tại ĐH La Trobe. Trường ĐH Hà Nội còn có chương trình hợp tác đào tạo ba năm học trong nước, một năm học ở nước ngoài (3+1) với các trường ĐH ở Anh, Úc, New Zealand, Trung Quốc... Bằng tốt nghiệp do trường đối tác ở nước ngoài cấp, sinh viên có thể tùy chọn học 1-3 năm ở trong nước.
Chương trình hợp tác đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh trong khuôn khổ hợp tác đào tạo giữa trường với Tập đoàn giáo dục Tyndale, Singapore; Tổ chức Edexcel và Trường Tổng hợp Sunderland, Anh. Chương trình này đào tạo theo chương trình chuẩn của hệ thống giáo dục Anh với các giảng viên quốc tế và các giảng viên hàng đầu của Trường ĐH Kinh tế quốc dân giảng dạy.
Tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng ĐH quốc tế của Trường Sunderland nếu học tại VN, hoặc nhận bằng ĐH của các trường ĐH Anh, Úc, Mỹ cấp nếu chuyển tiếp học tại các trường này vào năm thứ 4.
Nguồn:
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/tuyen-sinh/20080322/hoc-dai-hoc-quoc-te-trong-truong-vn/248640.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét